Cao tốc Tân Phú Bảo Lộc

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài khoảng 66km (1 đoạn thuộc dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương nối từ địa phận TP.HCM với TP.Đà Lạt) đang được xúc tiến phê duyệt đầu tư. Cụ thể là lãnh đạo Tỉnh Lâm Đồng đang kiến nghị với Bộ Kế hoạch và đầu tư bố trí vốn để có thể tiến hành giải phóng mặt bằng thi công vào thời điểm đầu năm 2023.

Vậy Cao tốc Tân Phú Bảo Lộc khi nào chính thức khởi công? Vốn hóa dự án là bao nhiêu? Nhà thầu thi công Cao tốc Tân Phú Bảo Lộc là ai?

Cao tốc Tân Phú Bảo Lộc
Lộ trình di chuyển của dự án Cao tốc Tân Phú Bảo Lộc

THÔNG TIN SƠ LƯỢC VỀ CAO TỐC TÂN PHÚ BẢO LỘC

  • + Tên dự án: Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc
  • + Chiều dài: 66km – Trong đó 55 km của địa phận Lâm Đồng, 11 km ở Đồng Nai
  • + Vốn đầu tư: Khoảng 17.200 tỉ đồng (cập nhật thời điểm tháng 11/2022)
  • + Tổng diện tích đất sử dụng: 455 ha (trong đó, 186 ha đất xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, gồm 123,37ha rừng tự nhiên và 69,85ha rừng trồng)
  • + Phương thức đầu tư: PPP
  • + Thời gian hoàn vốn: Hơn 22 năm 6 tháng với mức phí 2.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn
  • + Dự kiến giải phóng MB: Quý 1-2023
  • + Dự kiến khởi công: Tháng 6-2023
  • + Dự kiến khai thác: năm 2026

Dự án Cao tốc Tân Phú Bảo Lộc được chia thành 2 giai đoạn triển khai như sau:

Giai đoạn đầu: Có 2 làn ô tô + 2 làn dừng khẩn cấp

Giai đoạn hoàn chỉnh: Có bốn 4 ô tô + 2 làn dừng khẩn cấp.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành ký phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc với tổng kinh phí 17.200 tỷ đồng, ngày 10/11/2022
Theo quyết định phê duyệt, dự án cao tốc thuộc nhóm dự án loại A, đầu tư theo hình thức đối tác công tư do liên danh Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh – Công ty Tập đoàn Nam Miền Trung thực hiện; dự kiến khởi công năm 2023 và hoàn thành vào 2026.

QUY HOẠCH CHI TIẾT CAO TỐC DẦU GIÂY – TÂN PHÚ – BẢO LỘC – LIÊN KHƯƠNG

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc chính là đoạn chạy qua huyện Tân Phú (địa phận tỉnh Đồng Nai) tới TP. Bảo Lộc (địa phận tỉnh Lâm Đồng), có tổng chiều dài 66 km, thuộc dự án lớn là cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (tổng chiều dài hơn 200 km).

Được biết dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được phê duyệt chia thành 3 giai đoạn đầu tư. Cụ thể:

Đoạn Vị trí Đơn vị phụ trách Quy mô

Đoạn 1 Từ huyện Tân Phú – TP Bảo Lộc UBND tỉnh Lâm Đồng 4 làn ôtô và 2 làn dừng khẩn cấp, tổng mức đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng, thep phương thức đối tác công tư (PPP) + Vốn nhà nước.

Đoạn 2 Từ TP Bảo Lộc – Liên Khương (huyện Đức Trọng) UBND tỉnh Lâm Đồng dài 73,9km, 4 làn xe, mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 11.300 tỷ, theo phương thức PPP.

Đoạn 3 Từ Dầu Giây – Tân Phú Bộ Giao thông Vận tải Dài 61 km, vốn đầu tư 7.369 tỷ đồng.

Cao tốc Tân Phú Bảo Lộc
Lộ trình toàn tuyến dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương

Dự kiến cả 3 dự án thành phần của Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 200km này sẽ được hoàn thành trước năm 2026. Công trình này khi đi vào hoạt động sẽ có vai trò vô cùng to lớn trong phát triển kinh tế xã hội Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra còn sẽ thu hút đầu tư, mở lối giao thương hàng hóa thuận tiện.

Riêng đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc sẽ giảm trực tiếp áp lực cho tuyến đường quốc lộ 20 đang xuống cấp. Đó là chưa kể đạn đèo Bảo Lộc thường xuyên xảy ra sạt lở nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đó là lý do nơi đây thường xuất hiện tình trạng kẹt xe và tai nạn giao thông.

NGUỒN VỐN CHO DỰ ÁN HẠ TẦNG CAO TỐC TÂN PHÚ BẢO LỘC NÀY RA SAO?

Sau nhiều lần điều chỉnh kinh phí, hiện nay, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án cao tốc Tân Phú Bảo Lộc giai đoạn đầu là con số 17.200 tỉ đồng. Trong đó:

– Ngân sách nhà nước 6.500 tỉ đồng (gồm 2.000 tỷ ngân sách trung ương + 4.500 tỷ ngân sách địa phương)

– Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư dự kiến khoảng 1.605 tỉ đồng

– Vốn huy động khác sẽ là 9.095 tỉ đồng.

– Thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án cao tốc Tân Phú Bảo Lộc khoảng 22 năm 6 tháng với mức phí khởi điểm là 2.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn. Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc sẽ không áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu giảm so với phương án tài chính. Còn về phần doanh thu tăng sẽ được tính toán kỹ lưỡng ở các bước tiếp theo.

Vì sao ngân sách dự án tăng liên tục từ 16.408 tỉ đồng lên thành 17.200 tỉ đồng?

Nguyên nhân tăng vốn được UBND tỉnh Lâm Đồng chia sẻ là do cập nhật lại sau khi điều chỉnh quy mô nền đường cao tốc Tân Phú Bảo Lộc từ 13,5m thành 17m và tham khảo suất đầu tư thi công của các dự án tuyến cao tốc Chí Thạnh – Vân Phong và tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

TIẾN ĐỘ QUY HOẠCH – KHI NÀO KHỞI CÔNG DỰ ÁN CAO TỐC TÂN PHÚ BẢO LỘC?

Ngày 15-7, ông Nguyễn Chí Dũng, bộ trưởng Bộ KH & Đầu Tư, cùng lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực tế dự án đường cao tốc Tân Phú Bảo Lộc và khẳng định sẽ khởi công dự án này trong tháng 6-2023. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến 2025 và giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư sau năm 2035.

Hiện tỉnh Lâm Đồng đã “để dành” các điểm mỏ và kế hoạch là sắp tới sẽ bàn giao cho các nhà đầu tư 12 điểm mỏ vật liệu xây dựng thông thường như đất, cát, đá, sỏi… để phục vụ thi công cao tốc Tân Phú Bảo Lộc. Với sự chuẩn bị tiền thi công như hiện nay, dự án dự kiến sẽ hoàn thành đúng tiến độ.

Theo cập nhật thời điểm tháng 11/2022, khó khăn lớn nhất của dự án cao tốc Tân Phú Bảo Lộc hiện nay là thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để làm đường. Hiện Bộ NN&PTNT đang xin ý kiến các bộ ngành lần cuối để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi sớm.

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc là một trong những đoạn thuộc cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt, dài 208 km, quy mô 4 làn xe, nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới cao tốc Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030.

Tuyến khi hoạt động gỡ nút thắt kẹt xe và tai nạn qua đèo Bảo Lộc, giảm tải cho quốc lộ 20. Dự án toàn tuyến hoàn thành sẽ kết nối cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, rút ngắn thời gian từ Tây Nguyên về Đông Nam Bộ.

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc sẽ khởi công vào tháng 9-2023

UBND tỉnh Lâm Đồng đang hoàn thiện các thủ tục, kỹ thuật để có thể khởi công cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc vào tháng 9-2023.
Ngày 7-4, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thông tin về dự án trọng điểm cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc. Theo đó, dự án này sẽ chính thức triển khai vào tháng 9-2023.

Dự kiến tháng 6-2026, dự án sẽ hoàn thành và đấu nối với các tuyến cao tốc khác nhằm thúc đẩy phát triển vùng.
Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài 67km, đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Điểm đầu kết nối với dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, điểm cuối tại km 216, giao với đường Nguyễn Văn Cừ (Bảo Lộc, Lâm Đồng).

Cao tốc Liên Khương - Prenn hiện là tuyến cao tốc duy nhất tại Lâm Đồng
Cao tốc Liên Khương – Prenn hiện là tuyến cao tốc duy nhất tại Lâm Đồng

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án (giai đoạn phân kỳ) là 17.200 tỉ đồng gồm phần vốn nhà nước tham gia dự án là 6.500 tỉ đồng (vốn ngân sách trung ương 2.000 tỉ đồng; vốn ngân sách tỉnh Lâm Đồng 4.500 tỉ đồng; phần vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư 1.605 tỉ đồng; vốn huy động khác là 9.095 tỉ đồng từ các nguồn huy động khác).

Theo tờ trình UBND tỉnh Lâm Đồng gửi Thủ tướng Chính phủ, dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc do nhà đầu tư đề xuất dự án là liên danh đầu tư gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh và Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung (Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đại diện liên danh nhà đầu tư).

Các địa phương có tuyến cao tốc đi qua đã sơ bộ thống kê, tính toán khối lượng, phạm vi, diện tích đền bù, giải phóng mặt bằng và dự kiến quỹ đất tái định canh, tái định cư cho dự án.

Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án dự kiến khoảng 455ha (tỉnh Đồng Nai khoảng 81ha, tỉnh Lâm Đồng khoảng 374ha).

Phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh với nền đường rộng 22m.

Quốc lộ 20 qua huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), nơi có dự án cao tốc đi qua
Quốc lộ 20 qua huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), nơi có dự án cao tốc đi qua

Diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng rừng là 186,21ha (rừng tự nhiên 126,37ha, rừng trồng 59,85ha); trong đó: tỉnh Lâm Đồng là 144,78ha (rừng tự nhiên 123,29ha, rừng trồng 21,49ha), tỉnh Đồng Nai là 41,43ha (rừng tự nhiên 3,08ha, rừng trồng 38,36ha).

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ triển khai, Lâm Đồng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép thực hiện chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với một số gói thầu tư vấn thuộc dự án như: thẩm tra hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ ĐTM; tư vấn thăm dò khoáng sản để cấp phép khai thác các mỏ vật liệu…

 

 

5/5 - (363 bình chọn)
09.0898.2299