Đô thị sân bay Long Thành được quy hoạch như thế nào?

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai lấy 2 khu vực làm động lực phát triển mới là khu vực đô thị sân bay Long Thành và khu vực hành lang sông Đồng Nai được UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư diễn ra vào sáng ngày 24/09/2024 tại TP. Biên Hòa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Vị thế và vai trò của tỉnh Đồng Nai ngày càng được khẳng định trong chiến lược phát triển chung của cả nước, là mắt xích quan trọng của Đông Nam Bộ, là cực tăng trưởng của vùng và cả nước.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương đã công bố quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 586/QĐ-TTg, ngày 3/7/2024.

Theo quy hoạch đến năm 2050, Đồng Nai là thành phố trực thuộc trung ương có nền kinh tế thuộc nhóm đầu cả nước, hạ tầng hiện đại và đồng bộ, là trung tâm giao thương quốc tế, dịch vụ và đô thị đẳng cấp, nơi tập trung nhân tài và trí thức, lấy kinh tế xanh là trọng tâm và hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Trong đó phát huy tiềm năng, thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, lấy Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sông Đồng Nai làm động lực mới cho phát triển đột phá. Thu hút đầu tư có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm, hướng tới các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sinh thái, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sinh học; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ tổng hợp, trọng tâm là giáo dục – đào tạo, y tế, logistics, du lịch.

Theo quy hoạch đến năm 2030, Đồng Nai lấy 2 khu vực làm động lực phát triển mới cho tỉnh. Khu vực thứ nhất, gồm: Khu vực đô thị sân bay Long Thành – Hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành với hệ thống đường cao tốc, đường sắt quốc gia và vùng. Phát triển toàn diện các dịch vụ hàng không trong phạm vi Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sân bay Long Thành là động lực lớn thúc đẩy bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm phát triển.
Sân bay Long Thành là động lực lớn thúc đẩy bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm phát triển.

Tại huyện Long Thành: Phát triển khu đô thị tại phía Tây Nam Cảng hàng không quốc tế Long Thành; phát triển các khu cụm công nghiệp, logistics phía Đông Nam Cảng hàng không quốc tế Long Thành, liên kết với hệ thống công nghiệp – dịch vụ hậu cần cảng biển Cái Mép – Thị Vải; phát triển chuỗi đô thị – công nghiệp – dịch vụ theo trục cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Quốc lộ 51 và Vành đai 4 vùng TPHCM.

Tại huyện Nhơn Trạch: Phát triển chuỗi đô thị – dịch vụ – công nghiệp công nghệ cao, kết nối đồng bộ về cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics với hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải, cảng biển Phước An, trung tâm thành phố Hồ Chí Minh; phát triển tuyến dịch vụ – du lịch kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành với khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Tại huyện Cẩm Mỹ: Phát triển khu đô thị – công nghiệp – dịch vụ Sông Nhạn tại cửa ngõ phía Đông Bắc Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Khu vực thứ hai, gồm hành lang sông Đồng Nai lấy sông Đồng Nai làm trục phát triển kinh tế năng động của tỉnh. Kế thừa, duy trì, tối ưu hóa cấu trúc mạng lưới kênh rạch ven sông Đồng Nai; xây dựng tuyến đường ven sông; xúc tiến xây dựng các cầu qua sông liên kết mạnh mẽ với TPHCM và tỉnh Bình Dương. Bảo vệ và phát triển cân bằng, hợp lý cảnh quan xanh toàn tuyến ven sông kết hợp các mô hình phát triển dịch vụ, đô thị, du lịch sinh thái có chọn lọc. Liên kết hài hòa tuyến cảnh quan ven sông với tuyến TOD liên đô thị. Phát triển giao thông đường thuỷ phục vụ du lịch và dân dụng, cùng các hoạt động vui chơi giải trí nước đa dạng.

Cảng Phước An nằm trong chuỗi phát triển các khu cụm công nghiệp, logistics phía Đông Nam Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Cảng Phước An nằm trong chuỗi phát triển các khu cụm công nghiệp, logistics phía Đông Nam Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Khu vực ven sông thuộc huyện Định Quán và Tân Phú: Phát triển khu du lịch Hồ Trị An và các cụm dịch vụ du lịch theo mô hình du lịch sinh thái, du lịch rừng gắn với bảo vệ cảnh quan, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo tồn tài nguyên nước. Khu vực ven sông thuộc phía Tây huyện Vĩnh Cửu: phát triển đô thị sinh thái, kết nối với đô thị Tân Uyên tỉnh Bình Dương, hình thành tuyến đô thị năng động hai bên sông.

Khu vực ven sông thuộc phía Bắc thành phố Biên Hoà: Phát triển trung tâm đô thị tại Cù lao Hiệp Hòa và khu vực chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa I, phát triển khu đô thị hai bên sông Đồng Nai

Khu vực ven sông Nam Biên Hoà – Bắc Long Thành: Phát triển các khu đô thị – dịch vụ cao cấp, kiểu mẫu, từng bước giãn dân từ khu vực trung tâm Biên Hòa hiện hữu và thu hút dân cư từ TPHCM. Khu vực ven sông thuộc huyện Nhơn Trạch: phát triển các khu đô thị mới, du lịch, thương mại, dịch vụ, cảng biển. Bảo tồn các khu vực rừng ngập mặn, tổ chức các không gian mở, mảng xanh, công viên bán ngập.

5/5 - (143 bình chọn)
090.898.2299