Quyết định phê duyệt vị trí xây dựng sân bay Hồ Tràm tại 2 xã Lộc An và Láng Dài vào tháng 10/2020 với tổng vốn đầu tư lên đến 4.250 tỷ của Bộ Quốc Phòng hứa hẹn mang tới tiềm năng cho bất động sản địa phương.
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa có cuộc họp với các sở, ngành liên quan về tiến độ triển khai 3 dự án sân bay trên địa bàn tỉnh gồm sân bay Hồ Tràm, Gò Găng, Côn Đảo. Theo đó, đề nghị các đơn vị, các địa phương liên quan nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục cần thiết, phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ các dự án này.
Quyết định phê duyệt xây dựng sân bay Hồ Tràm không chỉ mở đầu cho quá trình từng bước nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng cấp cơ sở; mà còn góp phần thúc đẩy du lịch, thu hút nhà đầu tư, phát triển kinh tế, quảng bá hình ảnh, nâng cao giá trị bất động sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói chung và huyện Đất Đỏ nói riêng.
Phê duyệt vị trí xây dựng sân bay Hồ Tràm tại Đất Đỏ
Dự án sân bay Hồ Tràm được Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Dự án Hồ Tràm khảo sát từ năm 2017. Đến tháng 10/2020, Bộ Quốc phòng đã có quyết định phê duyệt vị trí xây dựng sân bay Hồ Tràm tại 2 xã Láng Dài và xã Lộc An. Dự án do Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm làm chủ đầu tư và Sở Giao thông Vận tải là cơ quan tham mưu chuyên ngành, theo dõi và báo cáo.
Sau quyết định phê duyệt của Bộ Quốc Phòng, ngày 31/5/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư sân bay Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ. UBND tỉnh cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì với Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan có liên quan rà soát đề nghị của Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/6/2021.
Sân bay Hồ Tràm có diện tích khoảng 244,33 ha, phía Nam giáp đường Phước Hội – Lộc An, phía Tây giáp đường đất, phía Đông và phía Bắc giáp đất của dân. Dự án sân bay Đất Đỏ được cấp phép khởi công sẽ tạo ra sự liên kết với sân bay quốc tế Long Thành, Tân Sơn Nhất giúp thu hút số lượng lớn khách du lịch đến với khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí phức hợp, sân golf, casino theo tiêu chuẩn quốc tế Hồ Tràm (tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc), khu du lịch giải trí rừng Lộc An, An Hòa Lộc An.
Sự xuất hiện của sân bay chuyên dụng Đất Đỏ sẽ thúc đẩy tiềm năng phát triển của các dịch vụ liên quan như nhà hàng, giải trí, dịch vụ, nghỉ dưỡng, giúp các nhà đầu tư bất động sản mở rộng cơ hội phát triển, khai thác du lịch nghỉ dưỡng.
Quy mô xây dựng sân bay Hồ Tràm
Với số vốn dự kiến đầu tư xã hội hóa do Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm làm chủ đầu tư là 4.250 tỷ đồng, quy mô sân bay Đất Đỏ đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO với một đường băng có chiều dài 2.400 m, rộng 45 m. Sân bay Đất Đỏ có khả năng tiếp nhận các loại máy bay Airbus A320-20W, Airbus 321-20W, Boeing 737, phù hợp với đa số các dòng máy bay đang lưu hành trong nước và quốc tế.
Diện tích dự kiến xây dựng sân bay Hồ Tràm khoảng 244,33 ha, trong đó có 47,55 ha thuộc địa phận xã Lộc An và 196,78 ha thuộc xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, gồm các phòng ban, hệ thống làm việc và vận hành, theo dõi chuyến bay như hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay, đài kiểm soát… cũng như các dịch vụ tiện ích phục vụ hành khách như sảnh chờ bay, nhà ga…
Cùng với các khu giải trí casino, sân golf quốc tế, sân bay Hồ Tràm khi đi vào hoạt động sẽ giúp cho việc giao lưu văn hóa, trải nghiệm du lịch địa phương trở nên dễ dàng, kết nối giao thương kéo theo sự phát triển về hạ tầng của khu vực , thu hút vốn đầu tư về kinh tế, thương mại dịch vụ…Đặc biệt bất động sản tại đây là tâm điểm thu hút giới đầu tư tại thời điểm hiện tại.
Cùng với sân bay Hồ Tràm, dự án sân bay Gò Găng với chủ đầu tư là Ban QLDA giao thông khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Ban QLDA cũng đã có văn bản gửi Tổng Công ty trực thăng Việt Nam đề nghị đóng góp ý kiến cho Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Đây chính là cơ hội để các nhà đầu tư nhà ở, khách sạn, nghỉ dưỡng tiếp cận với nguồn khách hàng khổng lồ, tạo nên doanh thu từ ngành dịch vụ du lịch cũng như ngành kinh doanh bất động sản từ thị trường bị “bỏ quên”.
Sự ra đời của sân bay Đất Đỏ sẽ rút ngắn thời gian đi lại và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, khách du lịch với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Cùng với các dự án sắp được khởi công và hoàn thiện như sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, các tuyến quốc lộ liên tỉnh, tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng tàu, cảng Cái Mép Logistic, tuyến đường vành đai 3 kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ, dự án sân bay chuyên dụng Đất Đỏ sẽ hoàn thiện hệ thống giao thông một cách đồng bộ. Điều này tạo nên cơ sở hạ tầng phát triển, rút ngắn thời gian di chuyển, kết nối với các tỉnh lân cận và góp phần đẩy mạnh du lịch.
Sân bay Đất Đỏ hứa hẹn sẽ là cửa ngõ giao thương hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư nhiều ngành đa dạng, thương mại, dịch vụ… tạo thuận lợi để mở rộng và khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.
Lộc An, Phước Hội trở thành vị trí đắt giá
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam, đóng vai trò cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh Đông Nam Bộ và cũng là trung tâm khai thác dầu mỏ chủ yếu. Tỉnh đã có 2 sân bay là sân bay Gò Găng tại Vũng Tàu (diện tích 300 ha nằm ở phía Tây Bắc của đảo Gò Găng) phục vụ chủ yếu cho máy bay trực thăng nhằm mục đích quân sự và khai thác dầu khí; và sân bay tại Côn Đảo phục vụ nhu cầu giao thông của nhân dân và du khách từ TP HCM ra Côn Đảo. Sân bay Hồ Tràm được quy hoạch sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ mục đích du lịch nhằm phát huy tối đa tiềm năng của thành phố du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.
Không chỉ có sân bay Hồ Tràm trong tương lai, Lộc An, Phước Hội còn có lợi thế ven biển. Thuận lợi về vị trí địa lý so với những xã lân cận là cơ hội đưa kinh tế Lộc An, Phước Hội phát triển, thu hút được vốn đầu tư, tạo nên môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đặc biệt trong ngành du lịch nghỉ dưỡng, resort…
Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài tiêu biểu hoạt động tại xã Lộc An, xã Phước Thuận – Hồ Tràm như: Wyndham, Accor, Hyatt, Melia, Nova Land… đã và đang đóng góp nguồn ngân sách lớn cho tỉnh. Dự án sân bay Hồ Tràm hứa hẹn sẽ là “bàn đạp” đưa kinh tế 2 xã Lộc An, Phước Hội nói riêng và huyện Đất Đỏ nói chung phát triển. Đồng thời mở ra cơ hội cho nhà đầu tư khi nhanh tay rót vốn vào khu vực này ngay khi Covid-19 được kiểm soát.