Shophouse là gì? Pháp lý và tính sở hữu năm 2023 như thế nào?

Shophouse (nhà phố thương mại) là một trong những mô hình mới nổi tiếng tại Việt Nam thời điểm gần đây và đã trở thành trào lưu, tạo nên cơn sốt trên thị trường Bất động sản bởi lượng cầu quá nhiều so với lượng cung ít ỏi so với các mô hình bất động sản truyền thống như nhà phố, biệt thự, chung cư,…

Hiện nay, mô hình shophouse đang tạo nên cơn sốt lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư. Vì vậy, trước khi “xuống tiền”, nhà đầu tư cần tìm hiểu shophouse là gì? Hay nhà phố thương mại là gì? để nắm được kiến thức tổng quan về loại hình sản phẩm này, từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn.

Shophouse là gì? Pháp lý và tính sở hữu như thế nào?

Shophouse là gì?

Shophouse (còn gọi là nhà phố thương mại) là mô hình nhà ở kiểu mới – nhà ở kết hợp với kinh doanh thương mại. Đây là hình thức bất động sản không mới trên thế giới.

Tuy chỉ mới xuất hiện tại thị trường bất động sản Việt Nam những năm sau này nhưng loại hình này đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt, cơn sóng đầu tư mạnh mẽ do có thiết kế thông minh, đa tính năng, vừa có thể kinh doanh vừa có thể để ở và cũng có thể cho thuê (shophouse for rent) để sinh lời.

Không giống với việc thuê mặt bằng có giá thành đắt đỏ từ chủ đầu tư (đôi khi lên đến vài chục nghìn đô-la/tháng) và chỉ được thuê trong khoảng thời gian ngắn hạn, sở hữu một căn shop house đồng nghĩa với việc bạn được cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền lợi và có thể thoải mái làm điều bạn muốn.

Lịch sử hình thành 

Có thể nói mô hình Shophouse xuất hiện từ thế kỷ 19, đặc biệt với số lượng xây dựng quy mô lớn ở một số nước Đông Nam Á trong thời kỳ thuộc địa. Các cấu trúc thiết kế hay mô hình tương tự Shop house trên thế giới có thể được nhìn thấy ở các nước châu Mỹ Latinh (Latin America) và các đảo Caribe.

Shophouse

Một số tính năng của Shophouse làm nên nét riêng như cấu trúc chiều cao, chiều dài hiên mặt tiền,…Và để nhận biết một Shophouse thuần túy – điển hình ở thế kỷ 19, chúng gồm có những đặc điểm sau:

  • Được xây dựng theo một hàng, thứ tự liền kề – cạnh nhau dọc theo một con phố, không có khoảng trống ở giữa 2 Shop house đứng cạnh nhau.
  • Tầng xây dựng thấp từ 2 – 3 tầng.
  • Mặt tiền không quá lớn, đổi lại chiều sâu kéo dài ở phía trong.
  • Phần hiên trước cửa hàng: thuật ngữ “Five foot way” có nghĩa “5 bước chân” với chiều dài 1.524m là điểm gần như bắt buộc của các shop house thế kỷ 19.
  • Đa chức năng sử dụng, kết hợp sinh hoạt của dân cư và thương mại kinh doanh.
  • Tầng trệt của nhà phố thường được sử dụng cho hoạt động kinh doanh cửa hàng, bán hàng.
  • Chủ sở hữu của căn nhà phố sẽ sống ở tầng trên.

Phân loại shophouse

Hiện nay, mô hình nhà phố thương mại được chia thành 2 loại hình chính là shophouse khối đế và shophouse nhà phố thương mại thấp tầng. Mỗi dòng sản phẩm đều có những ưu điểm và thiết kế riêng biệt nhằm cung cấp đến khách hàng đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình dựa trên nhu cầu và mục đích cá nhân.

Shophouse khối đế

Shophouse khối đế là loại căn hộ được thiết kế tại tầng đế của các toà chung cư, thường nằm ở tầng 1 – tầng 5 và có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm. Trong khoảng thời gian này, nhà đầu tư có quyền thực hiện nhu cầu kinh doanh cá nhân của mình, sau 50 năm kể từ ngày mua, nhà đầu tư sẽ hoàn trả lại cho chủ đầu tư.

Shophouse khối đế
Shophouse khối đế

Loại hình shophouse khối đề này không phải để ở, do đó, nhà đầu tư không được cung cấp các loại giấy tờ tạm vắng hay tạm trú,…

Shophouse nhà phố thương mại

Shophouse nhà phố thương mại thấp tầng là loại hình được xây dựng ở các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch được phê duyệt. Đặc biệt, shophouse nhà phố thương mại thấp tầng có quy định tương đương như các căn biệt thự và sẽ được cấp quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo luật đất đai quy định.

Shophouse nhà phố thương mại
Shophouse nhà phố thương mại

Sở hữu diện tích lớn từ khoảng 85m2 – 250m2, nhà phố thương mại thấp tầng không chỉ mở ra địa điểm kinh doanh thuận tiện mà còn tạo nên không gian sống hiện đại, đẳng cấp cho chủ sở hữu. Loại hình này với thiết kế từ 4 – 5 tầng, trong đó 2 tầng đầu tiên được xây dựng với mục đích kinh doanh còn các tầng còn lại là không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình.

Ưu nhược điểm nổi bật của Shophouse

Ưu điểm

Loại hình căn shophouse nhận được sự quan tâm lớn và trở thành một trong những kênh đầu tư địa ốc sôi động tại Việt Nam nhờ sở hữu ưu điểm nổi bật về vị trí đắc địa cùng thiết kế thông minh.

Nằm tại vị trí cực kỳ đắc địa

Được quy hoạch và phát triển tại vị trí “vàng” – nơi có mật độ dân cư đông đúc và hầu hết đều hướng ra trục đường chính, gần các tuyến đường giao thông quan trọng. Shophouse có thể tiếp cận với nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào, hỗ trợ cho quá trình kinh doanh tối đa và tạo điều kiện để chủ sở hữu tối ưu hoá nguồn doanh thu.

Thiết kế xây dựng của nhà phố là thiết kế quy hoạch cứng không thể điều chỉnh cũng như không thể thay đổi cấu trúc.

Bên cạnh đó, shophouse thường được quy hoạch tại các đại đô thị lớn. Tại Hà Nội, các dự án shophouse sầm uất, sôi động và thời thượng có thể bắt gặp tại các đại đô thị như Vinhomes Ocean Park hay Vinhomes Smart City,… Điều này giúp chủ sở hữu có cuộc sống tiện nghi và trọn vẹn khi dễ dàng di chuyển đến các công trình tiện ích đi kèm của dự án như công viên, trung tâm thương mại, bệnh viện, giáo dục,…

Số lượng có hạn

Căn shophouse được thiết kế chủ yếu để phục vụ nhu cầu mua sắm của cư dân và khách tham quan, với số lượng có hạn, chỉ từ 2 – 5% tổng số sản phẩm của dự án.

Trước khi quyết định “xuống tiền”, các nhà đầu tư nên xác định loại hình phù hợp để phát triển kinh doanh thuận lợi. Những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cư dân và cộng đồng khách hàng xung quanh như thời trang, nhà hàng,… có thể đảm bảo tính cạnh tranh cao hơn.

Thiết kế thông minh

Các căn shophouse được xây dựng và thiết kế với chiều cao 2 tầng trở lên tách biệt nhau và mặt tiền rộng rãi, phù hợp với nhiều chức năng khác nhau. Ngoài ra, shophouse đều có thiết kế thông minh, đi theo phong cách nội thất hiện đại và tinh tế.

Nhắc đến lối thiết kế thông minh, không thể không nhắc đến các khu shophouse thấp tầng của một số đại đô thị như Vinhomes Grand Park hay Vinhomes Ocean Park. Tại đây, mỗi căn shophouse đều có thiết kế phổ biến như Đông Dương, Địa Trung hải với hệ thống cửa kính kịch trần nhằm giúp chủ sở hữu sắp xếp, bày trí các sản phẩm và dịch vụ của mình thuận tiện nhất.

Thuận tiện di chuyển, đi lại

Thông thường, các dự án căn shophouse toạ lạc tại vị trí trục đường chính, nơi tập trung dân cư đông đúc hoặc gần các tụ điểm du lịch, khu vui chơi giải trí,…Do đó, cư dân có thể di chuyển thuận lợi đến các các tuyến đường huyết mạch hay các tiện ích nội và ngoại khu nhanh chóng.

Tính thanh khoản cực tốt

Tính thanh khoản của loại hình sản phẩm này được các chuyên gia đánh giá cao do số lượng hữu hạn và sở hữu chức năng 2 trong 1 – vừa để ở vừa để kinh doanh buôn bán.

Đặc biệt, so với đầu tư vào đất nền, loại hình căn shophouse được đảm bảo hơn về tính pháp lý do thường được bàn giao khi đã hoàn thiện cơ bản. Còn so với đầu tư vào loại hình căn hộ, giá trị shophouse sẽ ổn định và ít khi có xu hướng giảm.

Lợi nhuận cao từ cho thuê

Theo nghiên cứu thống kê, con số khai thác của các căn shophouse lên đến 8 – 12%/năm. Tỷ lệ này không chỉ vượt xa việc cho thuê căn hộ chung cư hoặc gửi lãi suất tại ngân hàng mà còn hạn chế tối đa những rủi ro và mạo hiểm như đầu tư vào chứng khoán.

Tiềm năng tăng giá cao

Trong những năm gần đây, mô hình nhà phố thương mại shophouse đã khẳng định được vị thế của mình nhờ khả năng sinh lời bền vững. Bên cạnh đó, các chuyên gia địa ốc cũng dự báo rằng số lượng shophouse sẽ giới hạn trong những năm tới, nhưng nhu cầu đầu tư ngày càng cao. Điều này sẽ tạo ra động lực phát triển và thúc đẩy giá trị shophouse không ngừng tăng lên.

Ngoài ra, shophouse thường được phát triển tại những đại đô thị lớn, thừa hưởng những điều kiện hoàn hảo như vị trí toạ lạc vàng, quy hoạch đồng bộ, thiết kế thông minh và cư dân đông đúc, góp phần đảm bảo lợi nhuận đầu tư shophouse ổn định và sinh lời lâu dài.

Nhược điểm 

Ngoài những ưu điểm nổi bật được kể trên, nhà phố thương mại shophouse còn tồn tại một số hạn chế như tính pháp lý hay giá thành vẫn khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn.

Giá thành cao

Những ưu điểm nổi bật của shophouse khiến loại hình sản phẩm này thường đắt hơn so với những căn hộ thông thường. Ngoài ra, việc số lượng các shophouse khan hiếm đôi khi khiến các nhà đầu tư phải tham gia bốc thăm hoặc đấu giá để giành quyền sở hữu. Điều này càng làm tăng giá trị của shophouse.

Lợi nhuận kinh doanh phụ thuộc vào số lượng và chất lượng cư dân

Kinh doanh shophouse phụ thuộc nhiều vào khu dân cư nơi dự án đang được triển khai, vì vậy có thể không phải lúc nào cũng thu được kết quả như mong muốn. Nếu cư dân đông, điều này đồng nghĩa với lượng khách hàng tiềm năng lớn và cơ hội kinh doanh tốt hơn. Ngược lại, nếu mật độ cư dân ít thì cơ hội bán hàng bị hạn chế.

Thời gian sở hữu bị giới hạn

Một điểm hạn chế khác của nhà phố thương mại shophouse khiến giới đầu tư lo ngại đó là giá trị sổ đỏ của loại hình sản phẩm này chỉ có hiệu lực trong vòng 50 năm theo chính sách của từng vị trí. Điều này tạo ra những trở ngại không nhỏ về tâm lý và tài chính của nhà đầu tư khi muốn kinh doanh lâu dài.

shophouse The Center Sun Grand City Hillside Residence

Có nên đầu tư vào loại hình Shophouse không?

Thực tế cho thấy, nhà phố thương mại shophouse có nhiều lợi thế lớn mà không phải loại hình bất động sản nào cũng có được. Vì vậy, mạnh dạn đầu tư kinh doanh shophouse chính là quyết định đúng đắn và sáng suốt. Đầu tư vào mô hình này chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng nên chú ý rằng, shophouse ở Việt Nam còn đang gặp rất nhiều lỗ hổng về mặt pháp lý. Điều này khiến nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn khi bán lại hoặc cho thuê.

Để đầu tư vào shophouse hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất, nhà đầu tư cần phải lưu tâm đến mọi yếu tố cả về ưu điểm lẫn hạn chế mà loại hình sản phẩm này sở hữu.

TOP dự án shophouse nhà phố hút khách nhất thị trường Bất động sản 

Sở hữu vị trí đắc địa, quần thể dự án sở hữu lưu lượng lớn khách hàng tiềm năng. Các dự án dưới đây được săn đón nhất thị trường Bất động sản TP.HCM.

Dự án Sala Đại Quang Minh

Khu đô thị Sala Đại Quang Minh tọa lạc tại vị trí đắc địa, có lối quy hoạch bài bản và đồng bộ sở hữu rất nhiều cư dân là những người có thu tập tốt.

Shophouse nhà phố Sala Đại Quang Minh
Shophouse nhà phố Sala Đại Quang Minh
  • Giá bán: 45 – 50 tỷ
  • Giá thuê: 5000$/tháng

Dự án khu đô thị Phú Mỹ Hưng

Đây là khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại TP.HCM, cơ sở hạ tầng luôn được nâng cấp theo giá trị của khu đô thị Phú Mỹ Hưng.

Shophouse Phú Mỹ Hưng
Shophouse Phú Mỹ Hưng Quận 7
  • Giá bán: 28 – 35 tỷ
  • Giá thuê: 4300$/tháng

Dự án CityLand

Shophouse sở hữu thiết kế hiện đại hơi hướng châu Âu của CityLand tại Bắc Sài Gòn, tập trung được rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư.

Shophouse nhà phố CityLand
Shophouse nhà phố CityLand
  • Giá bán: 28 – 35 tỷ
  • Giá thuê: 4300$/tháng

Dự án Vinhomes Golden River (Vinhomes Ba Son)

Shophouse Vinhomes Bason đang tập trung rất nhiều các thương hiệu lớn vì vị trí xuất sắc bên trong khu đô thị. Vinhomes Bason có thể kết nối với tuyến Metro ngay bên trong khu đô thị càng thu hút giới đầu tư hơn.

Shophouse Vinhomes Golden River
Shophouse Vinhomes Golden River
  • Giá bán: 22 – 30 tỷ
  • Giá thuê: 4000$/tháng

Dự án Vinhomes Central Park

Luôn trong tình trạng hiếm hàng, Shophouse Vinhomes Central Park tọa lạc tại khu đô thị Vinhomes Tân Cảng nơi lưu lượng cư dân khổng lồ của TP.HCM

The Manhattan Vinhomes Grand Park
The Manhattan Vinhomes Grand Park
  • Giá bán: 22 – 28 tỷ.
  • Giá thuê: 3000$/tháng

 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin tổng quan về shophouse đến quý khách hàng. Hội tụ mọi ưu điểm nổi bật về vị trí trung tâm, tiềm năng sinh lời lâu dài và thiết kế thông minh, trở thành chìa khoá vàng mở ra tương lai sáng ngời cho giới đầu tư.

 

 

5/5 - (129 bình chọn)
09.0898.2299